Việt Nam & Đông Nam Á
Đông Nam Á hiện nay nằm trong địa giới 10 quóc gia khối ASEAN nhưng Đông Nam Á tiền sử là vùng rộng lớn mà biên giới phía bắc tới sông Dương Tử, phía đông là Biển Đông, phía tây tới Assam (đông bắc Ấn Độ) và phía nam là các đảo Mã Lai, Indonesia, Singapore, Brunei… Đấy là vùng lãnh thổ bao quanh Biển Đông, có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu.
Vào thời điểm 70.000-80.000 năm trước, trong kỷ Băng Hà, phần lớn nước từ các đại dương chuyển thành băng bao phủ lục địa. Mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét. Thái Bình Dương là những vùng biển xen giữa lục địa Sundaland và Hainaland mênh mông. Giữa thời Băng Hà, một vùng đất có khí hậu khô, mát, rừng cây xanh tốt, nhiều muông thú, bờ biển nông nhiều cá tôm, sò ốc khiến cho Đông Nam Á được coi là địa đàng ở phương Đông. Tại đây một cộng đồng dân cư cùng nguồn cội ra đời, đã sáng tạo nền văn hóa nông nghiệp và ngư nghiệp phát triển. Là dải đất trải dài bên bờ Thái Bình Dương, tiếp nối phía bắc và phía nam khu vực nên về địa lý, Việt Nam là trung tâm của Đông Nam Á.
1. Dân cư cùng một nguồn gốc
Con người đầu tiên có mặt ở Đông Nam Á khoảng 1,9 triệu năm trước là người Đứng thẳng Java, chủ nhân của văn hóa Đá Cũ. Nhưng 250.000 năm cách nay, người Đứng thẳng rời khỏi nơi đây, khiến vùng đất này trở nên vắng chủ.
Khoảng 70.000 năm trước, người Homo sapiens từ châu Phi, theo ven biển Ấn Độ tới bán đảo Mã Lai rồi sang Indonesia. Một số nhóm người từ bở tây Borneo đi lên phía bắc, xâm nhập đồng bằng Sundaland và Hainanland, là thềm Biển Đông hôm nay. Tại đây, họ gặp gỡ, hòa huyết, cho ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Trong đó, người Indonesian (Lạc Việt) là đa số, giữ vai trò lãnh đạo cộng đồng về xã hội và ngôn ngữ.
Khoảng 50.000 năm trước, từ đồng bằng Hải Nam, người Việt cổ di cư ra các hải đảo Đông Nam Á: Mã Lai, Indonesia, tới tận châu Úc, Newzealand… Tại những vị trí tốt nhất trên các hải đảo này đã có người sinh sống. Đó là nhữn người ở lại trong đoàn di cư từ châu Phi tới đây, đã trở thành dân bản địa. Người mới tới hòa huyết với người tại chỗ, tạo nên dân cư các đảo. Máu huyết, tiếng nói cùng các yếu tố văn hóa khác của người Việt cổ được hòa với người bản địa, tạo nên dân cư và văn hóa của toàn vùng. Cũng lúc này, người Việt di cư sang phía tây chiến lĩnh đất Myanmar và Ấn Độ.
Tuy nhiên, đây không phải lần thiên di duy nhất mà sự di cư diễn ra nhiều đợt, trong những thời kỳ khác nhau. Ban đầu, từ Việt Nam, người di cư mang theo công cụ đá cũ cùng tiếng nói được hình thành trên đất Việt. Khoảng 20.000 năm trước, khi công cụ đá mới Hòa Bình được sáng tạo, cùng với cây khoai sọ và rau đậu được thuần hóa, người di cư mang theo dụng cụ đá mới cùng với cây trồng. Tiếp đó, cây kê, cây lúa, con gà, con chó được người di cư mang theo ra các đảo. Thời kỳ đầu, còn là đất liền nên giao thông thuận tiện. Khoảng 15.000 năm trước, do biển dâng bằng mực nước ngày nay, giữa đất liền và các đảo có sự ngăn cách, việc đi lại khó khăn hơn. Tuy nhiên, với việc sáng tạo thuyền bè, giao thông trong khu vực không ngừng diễn ra.
Từ sau 2700 năm TCN, người Mongoloid phương Nam từ Trung Quốc di cư xuống, hòa huyết với người Australoid bản địa, sinh ra người Mongoloid phương Nam Đông Nam Á. Khoảng 2000 năm TCN, hầu hết dân cư Đông Nam Á trở thành Mongoloid phương Nam như hiện nay.
Do điều kiện lịch sử cụ thể nên trong hai chủng người đa số ở Đông Nam Á thì người Indonesian chủ yếu sinh sống trên Đông Nam Á lục địa còn phần lớn người Melanesian sống ở phía nam Việt Nam và các hải đảo. Do trong máu người Indonesian, tỉ lệ gen Mongoloid cao nên khi hòa huyết với người Mongoloid phương Nam di cư tới, đã chuyển sang chủng Mongoloid phương Nam điển hình. Trong khi đó, vì lượng máu Mongoloid của người Melanesian thấp nên khi hòa huyết với người di cư, họ trở thành nhóm Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. Đó là các tộc Chăm, Bana, Êđê, S’tiêng… ở miền Trung và Tây nguyên Việt Nam và các sắc dân hải đảo Đông Nam Á.
2. Sự tương đồng văn hóa
Nếu châu Phi là cái nôi của nhân loại thì Việt Nam là vườn trẻ của phần lớn loài người, Con người từ châu Phi tới đây, gặp gỡ, sinh sôi rồi tràn ra khắp châu Á và thế giới. Trong cuộc thiên di này, họ mang theo những yếu tố văn hóa được hình thành từ Việt Nam.
a. Về tiếng nói:
Người từ châu Phi tới gồm nhiều sắc tộc khác nhau nên có những tiếng nói khác nhau. Trong quá trình 30.000 đến 40.000 năm chung sống trên đất Việt, cùng với việc hòa huyết thì họ cũng hòa chung tiếng nói. Do người Indonesian đa số nên tiếng Indonesian (Lạc Việt) trở thành ngôn ngữ nền của cộng đồng. Các sắc dân giao tiếp với nhau qua ngôn ngữ nền này. Đồng thời, nhiều từ Lạc Việt được tiếp thu vào tiếng nói của mỗi sắc tộc. Khi di cư, họ mang theo tiếng nói tới nơi ở mới. Tiếng Việt trở thành tiếng nói của người Trung Hoa cũng như ngôn ngữ các sắc dân hải đảo Đông Nam Á. Nhiều nghiên cứu xác nhận điều này, như công trình Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam của Bình Nguyên Lộc, Địa đàng ở phương Đông của Stephen Oppenheimer… Ngày nay người Tây Nguyên Việt Nam vẫn dễ dàng hiểu tiếng nói dân hải đảo Đông Nam Á.
b. Về văn hóa:
Khảo cổ học cũng như văn hóa học cho thấy nhiều dấu hiệu tương đồng mang tính cùng nguồn giữa mái nhà của người Tây Nguyên Việt Nam với các sắc dân Indonesia, Mã Lai và cũng giống hình căn nhà trên trống Đông Sơn, hay mái nhà của người Hà Mẫu Độ 9000 năm trước.
- Tục ăn trầu, xăm mình, một số hình thức mai tang…
- Nhiều đồ dùng trong sản xuất, sinh hoạt giống nhau, trong đó đặc biệt là ống xì đồng được dùng phổ biến
- Nhiều huyền thoại chung cho khu vực, trong đó có huyền thoại về cây kê cuối cùng sau đại hồng thủy
- Nhiều dụng cụ đá và đồ đồng, trong đó có trống đồng được sử dụng rộng rãi từ nam Dương Tử qua Lào, Thái Lan tới cộng đồng Karen ở Myanmar và các đảo Đông Nam Á.
3. Sự tương đồng lịch sử
Do cùng cội nguồn sinh học và văn hóa, lại sống trong một môi trường chung, các dân tộc Đông Nam Á trong thời gian dài có chung lịch sử. Có thể là, vào hai thiên niên kỷ trước Công Nguyên, Đông Nam Á là một cộng đồng thống nhất, cùng chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa, dưới sự lãnh đạo về tinh thần của người Lạc Việt mà khu vực miền Trung và trung du miền Bắc Việt Nam của các vua Hùng là trung tâm. Rất có thể, trống đồng tìm thấy ở các hải đảo Đông Nam Á là một thứ quyền trượng mà các vua Hùng trao cho các thủ lĩnh khu vực?
Vào ba thế kỷ trước Công nguyên, triều đại Hùng Vương bị diệt vong rồi Việt Nam bị xâm lăng, phần phía bác Đông Nam Á bị sát nhập Trung Hoa. Phía nam từ Quảng Trị trở vào tới các hải đảo Đông Nam Á, do mất liên lạc với trung tâm Việt Nam, các thủ lĩnh khu vực lập các quốc gia riêng và do gần gũi về địa lý, đã hướng theo văn hóa Ấn Độ.
Ở thời cận đại, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các đế quốc phương Tây. Do phụ thuộc về chính trị, kinh tế và văn hóa vào “mẫu quốc”, các quốc gia Đông Nam Á có sự phân ly. Trong khi đa số người Indonesia theo Hồi giáo thì dân Philippines nói tiếng Anh và theo Công giáo… Sự liên hệ cả về kinh tế lẫn văn hóa giữa các nước rất hạn chế, đến mức được xem là dị chủng dị văn. Các vương triều Việt Nam, học theo thói xấu phân biệt sắc tộc của hoàng đế Trung Hoa, coi khối các dân tộc ngoài Việt là man, di.
3. Trở về nguồn cội
Từ thập niên cuối của thế kỷ trước, điều kiện mới đã đưa các quốc gia Đông Nam Á gắn bó với nhau trong cộng đồng ASEAN hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Sang thập niên thứ hai kỷ nguyên mới, châu Á mà Đông Nam Á là trung tâm, đang trở thành động lực phát triển của thế giới. Vì vậy Đông Nam Á có vai trò nổi bật. Tuy nhiên, thế giới cũng như Đông Nam Á mới nhìn ASEAN như một liên kết đại lý, kinh tế chứ chưa thấy một Đông Nam Á có cội nguồn nhân chủng và văn hóa chung.
Thế giới hiện đại đang khủng hoảng toàn diện mà trung tâm khủng hoảng về văn hóa. Văn hóa, theo quan niệm hiện thời chưa chỉ ra con đường đi tới của nhân loại. Khẳng định cộng sản chủ nghĩa là con đường sai lầm nhưng tư bản với thị trường tự do cũng nhiều chông gai và tiềm ẩn những tai họa khôn lường. Những tác giả tiên phong của nền tư tưởng phương Đông cho thấy, từ minh triết phương Đông sẽ tìm ra phương cách cứu nhân loại. Đó là vấn đề lớn, cần nhiều nghiên cứu chuyên sau. Nhưng rõ rang, có một sự thực: theo quy luật biến thiên của văn hóa, chính tại Việt Nam nhiều yếu tố văn hóa Việt cổ bị mai một. Trong khi ở ngoại biên, chúng vẫn được bảo tồn. Bằng chứng là nhiều yếu tố văn hóa Việt cổ được gìn giữ trong các bộ lạc Tây Nguyên, trong rừng Indonesia hay trong đồng bào thiểu số Quảng Tây… Việt Nam có thể từ đây tìm lại văn hóa cội nguồn của mình. Tuy nhiên cũng có quy luật vững chắc là: dù có những yếu tố văn hóa Việt cổ bị mai một nhưng là trung tâm văn hóa phương Đông, Việt Nam vẫn lưu giữ được những nhân tố cơ bản, đậm nét của bản sắc văn hóa phương Đông.
Là nơi phát tích của con người và văn hóa Đông Nam Á, trong kỷ nguyên mới, Việt Nam có thể lãnh đạo Đông Nam Á không? Có và không! Nếu biết nhận ra vai trò của mình, chủ động tìm lại cội nguồn và văn hóa chung của khu vực rồi trên cơ sở sáng tạo phương sách đoàn kết, dẫn dắt khối Đông Nam Á, Việt Nam sẽ lập lại vị trí xứng đáng của mình trong gia đình Đông Nam Á.
Sơ đồ: Hành trình của Homo Sapiens (người khôn ngoan) từ châu Phi tới các vùng trên thế giới
* Khoảng 60 đến 70.000 năm trước: Sau khi từ Ðông Phi thiên di tới Trung Ðông, người Homo Sapiens rời Trung Ðông vượt qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi theo bờ biển Nam Á đặt chân đến miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
* Trong khoảng 10.000 năm dừng chân tại đây, hai đại chủng người tiền sử là Mongoloid và Australoid đã hòa huyết tạo thành hai nhóm loại hình Indonesien và Melanesien cùng một số loại hình chuyển tiếp giữa chúng đồng thời mở rộng địa bàn cư trú ra khắp lục địa Ðông Nam Á .
* 50.000 năm trước, một số nhóm người di chuyển xuống châu Ðại Dương thành thổ dân Úc hiện nay.
* 40.000 năm trước, một số nhóm di cư đến New Guinea.
* Khoảng 30.000 năm trước người từ lục địa đã tới khắp các đảo lớn ngoài khơi Ðông Nam Á.
* Khoảng 40.000 năm trước, khi băng hà tan, một nhóm người Mongoloid sống biệt lập tại phía Tây Bắc Ðông Nam Á, không có sự hòa huyết với người Australoid, di cư lên phía Bắc theo con đường qua đất Ba đất Thục lên sống ở miền Tây Bắc Trung Quốc thành chủng Mongoloid phương Bắc.
Cùng thời gian đó, nhiều nhóm người Indonesien, Melanesien di chuyển lên phía Bắc theo con đường duyên hải. Dần dần họ lan tỏa ra khắp lục địa Trung Hoa và một bộ phận lên tới Siberia rồi vượt eo Bering sang châu Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét